Tin mới
Đang tải...

Tăng tuổi nghỉ hưu không là giải pháp căn cơ

Đây là ý kiến của ông Cao Văn Sang, Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP.HCM, tại hội thảo góp ý dự án Luật BHXH (sửa đổi) do Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM tổ chức ngày 5-5.

Theo dự thảo Luật BHXH, từ năm 2016 trở đi thực hiện tăng tuổi nghỉ hưu nữ đối với cán bộ, công chức, viên chức (nữ từ 55 lên 60 tuổi và nam từ 60 lên 62 tuổi); từ năm 2020 trở đi sẽ thực hiện tăng tuổi hưu đối với các nhóm đối tượng còn lại, cứ mỗi năm tăng thêm bốn tháng tuổi cho đến khi đạt 60 tuổi đối với nữ và 62 tuổi đối với nam.
Về nâng cao tuổi nghỉ hưu để cân đối, tránh vỡ quỹ hưu trí, tử tuất, ông Sang cho rằng đây là giải pháp cần thiết nhưng không căn cơ. “Thực chất việc nâng tuổi nghỉ hưu cao hơn hiện tại cũng chỉ kéo dài thời gian mất cân đối thêm vài năm, thay vì mất cân đối vào năm 2034” - ông Sang nói.
Theo ông Sang, thời gian tới các khoản thu chi hết cho các khoản thu nên giải pháp trước mắt kéo dài thời gian quỹ mất cân đối bằng cách tăng số người tham gia, mức lương đóng cao lên, thời gian đóng kéo dài hơn, tính toán thu nhiều hơn chi...
Về việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, ông Sang thẳng thắn: Không nên kỳ vọng quá nhiều vào loại hình bảo hiểm này, vì thực chất loại hình bảo hiểm này mức đóng cao gấp 2,75 lần nhưng mức hưởng lại quá thấp (2,5 lần), thời gian kéo dài 20 năm khiến người dân chưa mặn mà. Chẳng hạn một người chọn mức thu nhập 2 triệu đồng thì mỗi tháng phải trích đóng khoảng 440.000 đồng. Sau 20 năm đóng liên tục như vậy, tương ứng với lương hưu 1,1 triệu đồng/tháng (mức hưởng 55%). “BHXH tự nguyện chỉ là lối thoát cho những người đã tham gia BHXH lâu năm bị gián đoạn, họ tiếp tục đóng đủ thời gian để sau này có sổ hưu mà thôi. Còn những người bình thường không ai đủ kiên nhẫn đóng liên tục 20 năm để sau này chờ hưởng lương, vì tính trên mức chênh lệch không có lợi” - ông Sang nói.
Phong Điền
(Theo Pháp luật thành phố)

0 comments:

Post a Comment