Hàng triệu sản phẩm vàng nữ trang sẽ bị cấm bán?
Từ 1/6 vàng nữ trang phải áp theo chuẩn chất lượng mới, đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, trong khi hàng triệu sản phẩm vàng nữ trang không đáp ứng được chuẩn mới có bị cấm bán?
Vàng bị gian lận tuổi
Theo một chuyên gia về
vàng, chất lượng vàng nữ trang Việt Nam hiện vẫn đang bị thả nổi. Người sản
xuất có thể tự pha các hợp chất như: đồng, sắt, thiếc, kẽm… vào vàng tinh khiết
để tạo tuổi vàng là 14K, 16K hay 18K… Tuy nhiên, nhiều khi nhà sản xuất và chế
tác vàng nào đó pha các hợp chất quá quy định để “ăn gian tuổi vàng”.
Theo ông Nguyễn Văn Dưng
– Chủ tịch Hội Mỹ nghệ kim hoàn đá quý TP. Hồ Chí Minh (SJA), người dân mua
vàng ở những thương hiệu lớn thì vàng được đảm bảo nguyên chất 100%. Tuy nhiên,
tập quán mua bán vàng ở Việt Nam là mua đâu – bán đó để đảm bảo nguyên giá của
vàng khi bán nên việc phát hiện vàng không đủ tuổi là rất khó.
Vậy với 10.000 tiệm vàng
trong cả nước thì người dân biết mua vàng như thế nào để được đảm bảo là vàng
đủ tuổi 100%?
Theo một chuyên gia về
vàng, hiện nay vàng giả, vàng gian tuổi được làm rất tinh vi, chính doanh
nghiệp vàng cũng còn bị lừa.
Vì vậy, cần phải cần có
một trung tâm kiểm định chất lượng vàng để kiểm tra lại tất cả số lượng vàng
đang lưu thông.
3000 DN làm gì với
vàng nữ trang tồn?
Hiện nay, Bộ Khoa học
Công nghệ đã ban hành Thông tư 22/2013/TT-BKHCN ngày 26/9/2013 (TT 22) quy định về quản
lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ
lưu thông trên thị trường. Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2014.
Theo quy định này, vàng
trang sức, mỹ nghệ phải phù hợp với tiêu chuẩn về chất lượng và đo lường. Công
bố chất lượng theo quy định tại TT 22, đóng mã ký hiệu, hàm lượng vàng trên
từng sản phẩm… mới được lưu thông trên thị trường.
Bà Võ Đình Liên Ngọc,
Trưởng phòng Quản lý Đo lường chất lượng, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường chất
lượng, Sở Khoa học và Công nghệ, TP.HCM cho biết, hàm lượng vàng trong sản phẩm
của vàng trang sức, mỹ nghệ không được thấp hơn giá trị hàm lượng đã công bố.
Giới hạn sai số của 0,1% (hàm lượng vàng từ 99,9% trở lên); 0,2% (hàm
lượng vàng từ 80% đến dưới 99,9%); 0,3% (hàm lượng vàng dưới 80%).
Tuy nhiên, để áp dụng
chuẩn vàng mới vẫn còn những vướng mắc đối với DN vàng.
Ông Nguyễn Hữu Khoa, Phó
tổng giám đốc công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) cho biết, khi có TT 22,
PNJ đã triển khai sản xuất sản phẩm theo quy định mới ngay sau Tết. Tuy nhiên,
trong sản xuất có mặt hàng bán được ngay nhưng cũng có lượng hàng tồn đọng chưa
bán được. Vì vòng quay trung bình của sản phẩm khoảng 1 năm.
Đối với những mặt hàng
tồn (đến hàng triệu sản phẩm của PNJ) chưa bán được này cơ quan quản lý cho
hướng xử lý. Vì nếu chiếu theo quy định cũ nó vẫn đáp ứng tiêu chuẩn, nhưng
theo quy định mới thì lại không đạt.
Do vậy, chúng tôi đề thời
điểm áp dụng thích hợp để chúng tôi bán hết phần lớn những sản phẩm cũ. Nếu
thay thế một lần hàng triệu sản phẩm đó thì rất khó và lãng phí.
Theo ông Nguyễn Văn Dưng,
hiện chỉ 10% DN vàng nắm bắt được TT 22. Theo số liệu của Hội, các thành viên
của hội có trên 3.000 DN sẽ phải điều chỉnh sản phẩm theo quy định mới.
Trước đây, sai số về hàm
lượng vàng giữa DN sản xuất và DN kinh doanh thỏa thuận với nhau cho phép hao
hụt từ 1-3%. Đến nay, theo quy định của TT 22 sai số chỉ còn 0,1-0,3%. Và khi
thực hiện sai số mới thì sẽ làm tăng giá công tăng 3-5 lần cho một sản phẩm.
Tuy nhiên, điều này sẽ đưa chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ theo đúng tiêu
chuẩn và bảo đảm cho người tiêu dùng mua sản phẩm đạt chất lượng.
Việc sản xuất vàng nữ
trang không đáp ứng tiêu chuẩn công bố sẽ bị phạt rất nặng theo Nghị định 80/2013/NĐ-CP.
Chẳng hạn, nếu một sản phẩm nữ trang vàng có giá vài trăm nghìn đồng, nhưng nếu
công bố sai một chỉ số thì có thể bị phạt tới 15 triệu, gấp 40 lần giá trị sản
phẩm đó.
Quy định những sản phẩm
trang sức mỹ nghệ không được chứa chất độc hại đối với người tiêu dùng cũng
khiến DN băn khoăn. Ông Trần Hải, Giám đốc DN sản xuất vàng Hải Nguyên nói
rằng, hiện chưa có quy định về chất nào là độc hại hay không độc hại. Hiện DN
vẫn chỉ làm theo kinh nghiệm truyền thống từ xưa tới giờ.
Bà Nguyễn Thị Thanh Nga,
Chi cục phó Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, TP.HCM thừa nhận "hiện
chưa có một quy chuẩn về chất độc hại trong vàng, chúng tôi đang xem xét vấn đề
này để có hướng dẫn cụ thể cho DN vàng".
Linh Lan
Theo Infonet
0 comments:
Post a Comment