Hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng phải thường xuyên, liên tục
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 26/2014/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng. Theo đó, việc giám sát ngân hàng sẽ được tiến hành thường xuyên, liên tục.
Kết hợp chặt chẽ
giữa thanh tra và giám sát
Nghị định 26/2014/NĐ-CP nêu rõ, nguyên tắc thanh tra, giám sát
ngân hàng phải bảo đảm tập trung, thống nhất trong chỉ đạo, thực hiện nhiệm vụ
từ Trung ương đến địa phương; tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách
quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; giám sát ngân hàng được tiến
hành thường xuyên, liên tục.
Đồng thời, thanh tra,
giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật sẽ kết hợp với thanh tra, giám
sát rủi ro trong hoạt động của đối tượng thanh tra ngân hàng, đối tượng giám
sát ngân hàng; kết hợp chặt chẽ giữa thanh tra ngân hàng và giám sát ngân
hàng...
Lực lượng thanh
tra, giám sát được tổ chức thành hệ thống
Nghị định cũng quy định,
thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng là cơ quan thanh tra nhà nước, được tổ chức
thành hệ thống gồm: Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà
nước; Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương (Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi
nhánh) được thành lập tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi không có
Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
Chánh Thanh tra, giám sát
ngân hàng, Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng, Chánh Thanh tra, giám
sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh sẽ ra quyết định thanh tra và thành lập đoàn
thanh tra. Khi xét thấy cần thiết, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân
hàng Nhà nước chi nhánh (nơi chưa có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng) ra
quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra.
Hoạt động giám sát
được tiến hành thường xuyên
Hoạt động thanh tra ngân
hàng sẽ bao gồm thanh tra việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, quy
định khác của pháp luật có liên quan, việc thực hiện các quy định trong giấy phép
do Ngân hàng Nhà nước cấp; xem xét, đánh giá mức độ rủi ro, năng lực quản trị
rủi ro và tình hình tài chính của đối tượng thanh tra ngân hàng; xem xét, đánh
giá các rủi ro tiềm ẩn, chất lượng và hiệu quả hệ thống quản trị, điều hành, hệ
thống kiểm toán, kiểm soát nội bộ, hệ thống quản trị rủi ro của tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, bao gồm cả việc nhận dạng rủi ro, đo
lường rủi ro, giám sát rủi ro, kiểm soát và giảm thiểu, xử lý rủi ro thông qua
việc xem xét các yếu tố tác động đến an toàn hoạt động, chất lượng, hiệu quả
quản trị rủi ro, khả năng chống đỡ rủi ro của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài...
Cùng với đó, hoạt động
giám sát ngân hàng cũng được tiến hành thường xuyên, liên tục thông qua giám
sát an toàn vĩ mô, giám sát an toàn vi mô và sử dụng các phương pháp, tiêu chuẩn,
công cụ giám sát và hệ thống thông tin, báo cáo do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
quy định.
Kiểm toán độc lập
phục vụ thanh tra, giám sát
Nghị định cũng quy định
để thực hiện kiểm toán độc lập phục vụ yêu cầu thanh tra, giám sát ngân hàng,
thanh tra, giám sát ngân hàng có quyền yêu cầu đối tượng thanh tra ngân hàng, đối
tượng giám sát ngân hàng phải thuê công ty kiểm toán độc lập kiểm toán một, một
số hoặc tất cả các nội dung về tổ chức hoạt động, tài chính khi xét thấy cần
thiết trong các trường hợp, tổ chức tín dụng có nguy cơ bị đặt vào tình trạng
kiểm soát đặc biệt; công ty con, công ty liên kết, đơn vị trực thuộc của tổ
chức tín dụng có dấu hiệu ảnh hưởng đến sự an toàn, lành mạnh của tổ chức tín
dụng...
Nghị định này có hiệu lực
thi hành kể từ ngày 1/6/2014 và thay thế Nghị định số 91/1999/NĐ-CP ngày 4/9/1999 của Chính phủ
về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngân hàng.
Phương Nhi
Theo Báo điện tử Chính phủ
0 comments:
Post a Comment